Không có gì phải xấu hổ khi nhận ra bản thân trong những lỗi phổ biến này.

Kinh nghiệm chính là cái tên mà mỗi người đặt cho sai lầm của họ – Oscar Wilde

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 10 lỗi phổ biến nhất trong lãnh đạo và quản lí và nhấn mạnh những thứ ta có thể làm để có thể tránh mắc phải những lỗi đó. Nếu như bạn có thể học những sai lầm đó từ đây, hơn là tự trải nghiệm nó,  bạn sẽ tránh bạn thân khỏi rất nhiều những rắc rối.

  1. Không đưa lại những phản hồi

Sara là một nhân viên bán hàng rất giỏi nhưng cô ấy thường có thói quen trả lời điện thoại bằng một thái độ thiếu chuyên nghiệp. Sếp của cô nhận thấy điều đó nhưng anh ấy vẫn đang vẫn đang lưỡng lự trong việc nói với cô ấy cô ấy làm sai điều gì. Không may, khi cô ấy nhận thức được vấn đề này, Cô ấy đã đánh mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Theo như 1400 chuyên gia của công ty The Ken Blanchard, thất bại trong việc đưa ra nhận xét chính là lỗi phổ biến nhất mà các nhà lãnh đạo mắc phải. Nếu như bạn không đưa ra nhận xét ngay cho nhân viên của bạn bạn đã khiến họ không thể có cơ hội cải thiện hiệu suất của họ. Để tránh mắc phải lỗi này hãy học cách đưa ra những phản hồi thường xuyên cho các thành viên trong đội của bạn. Bạn có thể sử dụng Bite-Sized Training để đưa ra những phản hồi và những phản hồi đó sẽ giúp nhân viên của bạn hiểu sâu hơn về những điều bạn muốn truyền đạt, qua đó tiếp thu chúng một cách hiệu quả nhất

  1. Không giành thời gian cho nhóm của mình

Khi bạn là một nhà quản lý hoặc là một lãnh đạo, rất là dễ đối với bạn khi chỉ hoàn thành công việc của bạn và không thể hiện sự sẵn sàng với nhóm của bạn.

Đúng, bạn có những dự án mà bạn phải chuyển giao. Nhưng những thành viên trong nhóm của bạn cần phải được đặt lên hàng đầu nếu như bạn không sẵn sàng khi những thành viên trong đội cần bạn, nhân viên của bạn sẽ không biết phải làm gì, họ không có được sự trợ giúp cũng như hướng dẫn mà họ cần để đạt được những mục tiêu của họ.

Để tránh mắc phải lỗi này, hãy học cách lắng nghe đối với những thành viên trong tim của bạn. Hãy phát triển tư duy cảm xúc thông minh và qua đó bạn có thể để ý hơn đến những thành viên trong nhóm của mình và những gì họ cần, và có thời gian thường xuyên hơn khi “luôn để cửa mở”, Qua đó những thành viên trong nhóm của bạn có thể biết được khi nào họ có thể nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Bạn cũng có thể sử dụng cách quản lý bằng phương pháp “đi lại thường xuyên”, Đó cũng là một cách hiệu quả để kết nối với những thành viên của mình. Một khi bạn đã là một nhà lãnh đạo hay một nhà quản lý, đội của bạn luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu, đó là điều bạn phải ghi nhớ, và một người lãnh đạo tốt rất cần những điều đó.

  1. Trở nên quá .. rảnh

Một thành viên trong nhóm của bạn đã hoàn thành một dự án quan trọng. Vấn đề nằm ở chỗ anh ấy hiểu nhầm về chi tiết và yêu cầu của dự án, và bạn không đồng hành cùng nhân viên đó khi anh ta đang làm về dự án. Và bây giờ, anh ta đã hoàn thành sai dự án, còn bạn thì đối mặt với vấn đề giải thích điều đó cho khách hàng khó tính của mình.

Rất nhiều kaxnh đạo bỏ qua việc quản lí tiểu tiết. Nhưng, phong cách quản lí trái ngược với lỗi này – tham gia quá sâu vào mọi việc, cũng không phải một cách quản lý hiệu quả. Bạn cần biết cân bằng nó.  Một bài báo khác của chúng tôi, Mặc kệ và Quản lý tiểu tiết sẽ giúp bạn tìm ra sự cân bằng phú hợp trong trường hợp của bạn.

  1. Trở nên quá thân thiện

Hầu như chúng ta muốn trở nên thân thiện với những thành viên trong công ty. Suy cho cùng, con người ta sẽ vui vẻ hơn khi làm việc với người quản lý mà ta cảm thấy hợp. Tuy nhiên, bạn đôi khi sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn đối với những thành viên trong đội của minh, và vài người sẽ lợi dụng vào mối quan hệ với bạn nếu bạn quá thân thiện với họ.

Điều đó không có nghĩa bạn không được kết nối với mọi người. những bạn cần cân bằng giữa việc “làm bạn” và “làm sếp”.

Học cách tránh lỗi này qua bài báo của chúng tôi, Giờ đây bạn đã là sếp. Đồng thời, chắc chắn rằng bạn đã đặt ra những ranh giới rõ ràng, qua đó những nhân viênc công ty bạn không thể vượt qua những ranh giới đó.

  1. Thất bại trong việc đặt ra mục tiêu

Khi những nhân viên của bạn không có những mục tiêu rõ ràng, họ sẽ lầy lội qua một ngày. Họ không thể trở nên năng suất nếu họ không biết được mục đích về việc làm của họ, hoặc ý nghĩa của việc làm của họ. Họ cũng không thể đưa ra thứ tự ưu tiên cho khối lượng công việc, đồng nghĩa rằng những dự án và công việc sẽ được hoàn thành trong một trình tự sai.

Để tránh lỗi này và học cách đặt những mục tiêu rõ ràng cho đội của bạn, sử dụng “Team Chảter” để cụ thể hoá đội của bạn đã hoàn thành công việc dến bước nào, và cụ thể những tài nguyên công ty bạn có. Đồng thời, sử dụng những nguyên tắc qua Quản lý bằng mục tiêu để điều chỉnh mục đích của nhóm của bạn với nhiệm vụ chung của công ty.

  1. Hiểu lầm động cơ

Bạn có biết những gì thực sự thúc đẩy nhóm của bạn? Đây là một gợi ý: rất có thể, đó không chỉ là tiền!

Nhiều nhà lãnh đạo đã sai lầm khi cho rằng nhóm của họ chỉ làm việc để nhận tiền thưởng. Tuy nhiên, không chắc đây sẽ là điều duy nhất thúc đẩy họ.

Ví dụ, những người ưu tiên tìm kiếm sự cân bằng công việc / cuộc sống có thể được thúc đẩy bởi những ngày làm việc “từ xa” hoặc phương thức  làm việc linh hoạt. Những người khác sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố như thành tích, trách nhiệm thêm, khen ngợi hoặc ý thức của tình bạn.

Để tìm hiểu điều gì thực sự thúc đẩy con người của bạn, hãy đọc các bài viết của chúng tôi về Lý thuyết Động lực Con người của McClelland và Lý thuyết X và Lý thuyết Y. Sau đó, làm bài kiểm tra của chúng tôi “Kỹ năng tạo động lực của bạn tốt như thế nào?” để học cách trở thành một động lực tuyệt vời của mọi người.

  1. Tuyển dụng vội vàng

Khi nhóm của bạn có khối lượng công việc lớn, điều quan trọng là có đủ người “trên tàu” để đối phó với nó. Nhưng lấp đầy một vai trò trống quá nhanh có thể là một sai lầm tai hại.

Tuyển dụng vội vàng có thể dẫn đến tuyển dụng sai người cho nhóm của bạn: những người không hợp tác, làm việc không hiệu quả hoặc không năng suất. Họ cũng có thể cần đào tạo bổ sung và làm chậm những người khác trong nhóm của bạn. Khi chọn sai người, bạn sẽ lãng phí thời gian và tài nguyên quý giá nếu mọi thứ không thành công và họ rời đi. Tệ hơn nữa, các thành viên khác trong nhóm sẽ bị căng thẳng và thất vọng khi phải “cõng” người làm việc kém hiệu quả.

Bạn có thể tránh sai lầm này bằng cách học cách tuyển dụng hiệu quả và đặc biệt kén chọn những người bạn mang vào nhóm của bạn.

  1. Không “hứa suông”

Nếu bạn gọi điện thoại cá nhân trong thời gian làm việc, hoặc nói tiêu cực về Giám đốc điều hành của bạn, bạn có thể mong đợi mọi người trong nhóm của bạn không làm điều này không? Chắc là không!

Là một người lãnh đạo, bạn cần phải là một hình mẫu cho nhóm của bạn. Điều này có nghĩa là nếu họ cần ở lại muộn, bạn cũng nên ở lại muộn để giúp đỡ họ. Hoặc, nếu tổ chức của bạn có một quy tắc là không ai ăn tại bàn của họ, thì hãy làm gương và đến phòng nghỉ mỗi ngày để ăn trưa. Điều tương tự cũng xảy ra với thái độ của bạn – nếu đôi khi bạn tiêu cực, bạn không thể mong đợi người của bạn không tiêu cực.

Vì vậy, hãy nhớ rằng, nhóm của bạn đang theo dõi bạn mọi lúc. Nếu bạn muốn định hình hành vi của họ, hãy bắt đầu với hành vi của riêng bạn. Họ sẽ làm theo.

  1. Không ủy nhiệm

Một số nhà quản lý không ủy thác trong công việc, vì họ cảm thấy rằng không ai ngoài chính họ có thể làm những công việc chính. Điều này có thể gây ra những vấn đề lớn khi tắc nghẽn công việc xung quanh họ, và khiến họ trở nên căng thẳng và kiệt sức.

Uỷ thác công việc mất rất nhiều nỗ lực, có thể khó tin tưởng nhóm của bạn để thực hiện công việc một cách chính xác. Nhưng trừ khi bạn phân bố nhiệm vụ cho người khác, bạn sẽ không bao giờ có thời gian để tập trung vào “tầm nhìn rộng hơn” mà hầu hết các nhà lãnh đạo và quản lý chịu trách nhiệm. Hơn thế nữa, bạn sẽ thất bại trong việc phát triển con người của mình để họ có thể giảm áp lực cho bạn.

Để tìm hiểu xem đây có phải là vấn đề với bạn không, hãy làm bài kiểm tra tương tác của chúng tôi, How Well Do You Delegate? Nếu bạn cần cải thiện kỹ năng của mình, thì bạn có thể tìm hiểu các chiến lược chính với các bài viết của chúng tôi, Successful Delegation , và The Delegation Dilemma .

  1. Hiểu sai vai trò của bạn

Khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo hoặc người quản lý, trách nhiệm của bạn rất khác so với những gì bạn có trước đây.

Tuy nhiên, thật dễ dàng để quên rằng công việc của bạn đã thay đổi và bây giờ bạn phải sử dụng một bộ kỹ năng khác nhau để có thể làm việc hiệu quả. Điều này dẫn đến việc bạn không làm những gì bạn được thuê để làm, chính là lãnh đạo và quản lý.

Các bài viết của chúng tôi “Bây giờ bạn là ông chủ” và “Từ chuyên gia kỹ thuật đến người quản lý” cung cấp thêm thông tin về các kỹ năng bổ sung mà bạn cần phát triển để trở thành người quản lý hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng bạn học được những kỹ năng này – bạn sẽ thất bại nếu bạn cố gắng chỉ dựa vào các kỹ năng kỹ thuật, cho  dù chúng rất tốt!

Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm, và cũng có một số sai lầm mà các nhà lãnh đạo và quản lý nói riêng mắc phải. Chúng bao gồm việc không đưa ra phản hồi tốt, quá “lơ là”, không ủy thác hiệu quả và hiểu sai vai trò của bạn.

Đúng là phạm sai lầm có thể là một cơ hội học tập. Nhưng, dành thời gian để học cách nhận biết và tránh những sai lầm phổ biến có thể giúp bạn trở nên năng suất và thành công và được nhóm của bạn tôn trọng.

Nguồn: https://www.mindtools.com/

Biên tập: BondTnD