CẦN LÀM GÌ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU CUỘC PHỎNG VẤN.

Tất cả chúng ta đều cần có các kỹ năng phỏng vấn. Trong nhiều tình huống, khả năng trả lời những câu hỏi hóc búa, giữ được bình tĩnh dưới áp lực, là điều vô cùng quý giá.

Có lẽ bạn đang tìm kiếm một công việc mới hoặc một sự đề bạt cho một vị trí. Có thể bạn cần xem lại công việc của mình, hoặc bạn muốn cải thiện các kỹ năng đàm phán trước khi gặp gỡ một khách hàng mới đầy tiềm năng.

Trước tiên, chúng tôi sẽ phác thảo sự chuẩn bị mà bạn cần thực hiện và làm sao để tuân theo cũng như làm sao để có một cuộc phỏng phấn chỉn chu, đầy thuyết phục, qua đó, mang đến cho bạn cơ hội thành công cao nhất!

CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO

    Không thể phủ nhận rằng các cuộc phỏng vấn có thể khá áp lực, nhưng càng chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn và sự tự tin đó sẽ là điểm thuận lợi, được người phỏng vấn bạn ghi nhận.

Thực hiện 06 bước sau để thiết lập sự thành công của bản thân.

1.Tìm hiểu về tổ chức.

   Nếu bạn có một cuộc phỏng vấn với một tổ chức mới, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhiều hơn tổ chức đó. Dành thời gian truy cập vào trang Web của tổ chức (Nên bắt đầu ở phần “Giới thiệu”) và liên hệ với bất kỳ ai có liên hệ cá nhân trong mạng lưới công việc của bạn hoặc bất kỳ thông tin nào khác.

Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch để có câu trả lời phù hợp với giá trị và mục tiêu của tổ chức. Bằng cách đề cập đến các điều chính yếu trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ cho thấy rằng bạn là người có tổ chức, cần cù và nghiêm túc với công việc.

Về cá nhân, đó là một ý tưởng hay để tìm hiểu về người phỏng vấn bạn. Truy cập hồ sơ Linkedln, Facebook, Youtube của họ để tìm hiểu những mối quan tâm nghề nghiệp và lịch sử nghề nghiệp của họ. Nếu có thể, bạn hãy hỏi một cách tế nhị trong phạm vi công việc. Điều này sẽ giúp bạn dự đoán các câu hỏi của họ và tạo dựng mối quan hệ vào ngày phỏng vấn.

  1. Chuẩn bị và thực hành câu trả lời của bạn.

   Bạn có thể chịu áp lực trong buổi phỏng vấn, vì vậy việc có sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất, khó nhất sẽ giúp bạn đảm bảo không quên mất những điều quan trọng. Điều này cũng giúp bạn không  phải suy nghĩ ngay lúc đó!

Đọc lại kỹ phần giới thiệu, mô tả công việc bởi vì cấu trúc của buổi phỏng vấn đa số sẽ xoay quanh nó. Xem xét, cân nhắc để thể hiện được rằng kinh nghiệm của bạn sẽ phù hợp với yêu cầu của công việc, hãy cố gắng đưa ra các ví dụ cụ thể đặc biệt là có sự liên quan đến bản mô tả công việc và câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Nhiều người nhận thấy việc thử phân vai trước một cuộc phỏng vấn khá hiệu quả. Ngồi xuống cùng với một người bạn hoặc đồng nghiệp sẵn sàng đóng vai người phỏng vấn bạn. Sau đó, trải qua nhiều vòng phỏng vấn giả tưởng cho đến khi bạn cảm thấy tự tin với các câu trả lời của mình.

Bạn cũng có thể vận dụng các kỹ thuật trực quan để diễn tập một cuộc phỏng vấn thành công. Hình dung bản thân bạn ngồi tự tin, nói rõ ràng, rành mạch và đưa ra tất cả câu trả lời bạn đã chuẩn bị.

Có một loạt các kỹ thuật ghi nhớ mà bạn có thể sử dụng để điều chỉnh câu trả lời trong đầu bạn. Hệ thống phòng kiểu La Mã – là một phương pháp đặc biệt hiệu quả để ghi nhớ và gợi lại những điểm chính yếu của bạn.

  1. Giữ bình tĩnh

   Một chút lo lắng có thể khắc họa rõ nét suy nghĩ của bạn và thúc đẩy bạn thể hiện được tốt nhất. Tuy nhiên nhiều người lại vật lộn với nỗi lo lắng trước một buổi phỏng vấn và nếu bạn không có các bước để kiểm soát, sự lo lắng có thể làm ảnh hưởng xấu đến phần thể hiện của bạn.

Có nhiều phương pháp bạn có thể sử dụng để giảm bớt áp lực, giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt.

Cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng mô hình của cuộc phỏng vấn: Có bao nhiêu người sẽ phỏng vấn bạn? Sẽ có bất kỳ người phỏng vấn nào tham gia phỏng vấn thông qua điện thoại hoặc trực tuyến? Liệu rằng bạn sẽ được yêu cầu thực hiện bất cứ bài kiểm tra nào trước hoặc sau cuộc phỏng vấn?

Bạn càng biết nhiều về thử thách phía trước, bạn sẽ càng cảng thấy thoải mái hơn.

4.Đánh bóng hình ảnh của bản thân

   Bạn cần thể hiện rằng buổi phỏng vấn thật chuyên nghiệp. Nhìn chung, điều này có nghĩa là nâng tầm, cải thiện những gì mà các nhân viên ở công ty bạn tham gia phỏng vấn có xu hướng mặc hàng ngày.

Nếu như bạn không biết mức “thông thường” là gì, hãy cố gắng nhìn vào hình ảnh văn phòng trực tuyến. Nếu điều đó không hiệu quả, đừng ngại hỏi! Tổ chức có thể sẽ rất vui nếu bạn thực hiện những điều này một cách nghiêm túc.

Hãy chuẩn bị trang phục từ đêm hôm trước. Cần đảm bảo rằng trang phục của bạn được sạch sẽ và là ủi cẩn thận, diện mạo cá nhân bạn phải gọn gàng và mang tính chuyên nghiệp.

  1. Đừng quên những điều cơ bản

 Một số điều đơn giản nhất lại là quan trọng nhất.

Với suy nghĩ đó, đảm bảo rằng bạn lên kế hoạch cho hành trình của bản thân- kiểm tra lộ trình và dành thời gian để đạt được mục tiêu. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng mọi người thường bỏ lỡ nhiều cuộc phỏng vấn, hoặc đến muộn, do những trở ngại bất ngờ trên cuộc hành trình. Những phút cuối có thể khiến bạn lo lắng trong một tình huống thực sự căng thẳng. Nếu điều đó xảy ra, trước tiên hãy cân nhắc thực hiện một cuộc hành trình phỏng vấn thử nghiệm.

Ngoài ra nếu bạn có một danh mục giới thiệu những điểm nổi bật trong quá trình làm việc, hãy đảm bảo chuẩn bị kỹ lưỡng từ đêm hôm trước. Chuẩn bị thêm các bản sao sơ yếu lý lịch cũng là một ý tưởng hay và như vậy bạn sẽ không bị rối.

TRONG QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN

  1. Tạo ấn tượng tốt ban đầu

   Buổi phỏng vấn của bạn có thể là sự tương tác đầu tiên giữa bạn và tổ chức hoặc các thành viên của họ. Vì vậy hãy đối xử với họ như thể họ là người phỏng vấn bạn. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đến phỏng vấn muộn và bạn bắt đầu phàn nàn với người đi cùng thang máy với bạn. Chỉ khi cả hai đã ra khỏi thang máy và ở cùng tầng, bạn mới nhận ra đó là CEO!

Đến đúng giờ, lịch sự và thân thiện với tất cả mọi người mà bạn gặp gỡ- tạo ấn tượng ban đầu thật tốt và bạn sẽ được đền đáp trong cả quá trình.

Lưu ý:

Nếu cuộc phỏng vấn diễn ra trực tuyến, có nhiều cách để tạo ấn tượng tốt hoặc xấu.

  1. Trả lời đúng câu hỏi

  Mặc dù bạn đã chuẩn bị để trả lời những câu hỏi mà bạn nghĩ là sẽ gặp phải, chắc chắn rằng bạn có thể trả lời được tất cả các câu hỏi được đưa ra.

Lắng nghe cẩn thận những gì đang được nói và đừng sợ phải hỏi rõ nếu cần thiết. Tốt hơn là nên lặp lại câu hỏi thay vì “mạo hiểm” bởi vì bạn không hiểu bạn đang hỏi cái gì. Điều này chỉ rằng bạn đã tham gia trọn vẹn vào buổi phỏng vấn và đồng thời bạn có thêm thời gian để cân nhắc câu trả lời.

Ngay cả khi bạn nhận được câu hỏi đúng như dự đoán, hãy tránh cách lặp lại câu trả lời một cách dập khuôn. Thay vào đó, hãy thể hiện giống như bạn chỉ mới nghe nó lần đầu. Điều này giúp bạn tránh hành động như một con rô bốt hoặc là tự tin thái quá và hãy tạo cảm giác tin tưởng cho người phỏng vấn rằng bạn đang đưa ra câu trả lời trung thực.

  1. Đặt câu hỏi

  Hãy nghĩ về cuộc phỏng vấn như một cuộc trò truyện chứ không phải một cuộc thẩm vấn. Thực tế thì người phỏng vấn sẽ hỏi bạn nhiều nhưng điều quan trọng là bạn cũng đưa ra câu hỏi và bạn lắng nghe cẩn thận câu trả lời của họ.

Điều này sẽ cho phép bạn đưa ra quyết định sáng suốt về việc liệu tổ chức hoặc vai trò này có phù hợp với bạn hay không.

Dưới đây là một vài câu hỏi để bạn xem xét:

– Thách thức lớn nhất trong vai trò này là gì?

– Ai sẽ trở thành Sếp của tôi, hoặc tôi sẽ báo cáo cho ai? Kỳ vọng của họ là gì?

– Ai đảm nhận vai trò này trước đây? Tại sao họ lại rời bỏ?

– Công ty coi trọng điều gì nhất?

– Thành công của tôi sẽ được đánh giá ra sao? Những căn cứ nào sẽ được sử dụng? (Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang phỏng vấn lại ở vị trí đương nhiệm).

Lưu ý:

Những câu hỏi trên đây mặc dù quan trọng, cuộc phỏng vấn đầu tiên có lẽ chưa phải thời điểm tốt nhất để hỏi về lương và những ưu đãi. Những điều này dường như là những vấn đề khó để thảo luận, hoặc đề cập quá sớm có thể gây ra những hiểu lầm.

Tuy nhiên, vấn đề tiền lương, những ưu đãi và chế độ làm việc linh hoạt là những điều quan trọng. Chúng có thể quyết định hoặc phá vỡ thỏa thuận. Vì vậy hãy sử dụng sự phán đoán của bản thân để quyết dịnh thời điểm và cách giải quyết các vấn đề này.

  1. Dùng giọng điệu phù hợp

   Một cuộc phỏng vấn luôn mang tính trang trọng vì vậy ngôn ngữ mà bạn sử dụng sẽ phản ánh điều đó. Bạn vẫn có thể là chính mình tuy nhiên hãy thật cố gắng để nói rõ ràng,  sử dụng thuật ngữ chính xác, tránh tiếng lóng (bao gồm cả ngôn ngữ không phù hợp) nhằm làm cho giọng điệu của bạn và người phỏng vấn được hòa hợp.

Giữ phương châm “Reading the room” (“Đọc vị”) trong suốt quá trình phỏng vấn để đảm bảo rằng ngôn từ bạn sử dụng mang lại hiệu quả mong muốn.

  1. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

    Ngôn ngữ cơ thể chiếm một phần quan trọng trong cách bạn vượt qua các buổi phỏng vấn. Duy trì giao tiếp bằng mắt, đưa ra một cái bắt tay chắc chắn, ngồi thoải mái, tự tin và mỉm cười.

Yếu tố quan trọng vẫn là kiểm soát được tay chân, thậm chí là khi bạn lo lắng. Cố gắng không mân mê đồ vật trong tay hoặc chạm tay vào mặt, tóc, bồn chồn hay lắc lư chân.

Những điều này là dấu hiệu tỏ ra cho người phỏng vấn thấy rằng bạn đang lo lắng hoặc không thoải mái.

SAU BUỔI PHỎNG VẤN

   Hãy nhớ rằng buổi phỏng vấn chưa kết thúc khi bạn bước ra khỏi phòng! Hãy theo những bước dưới đây để dảm bảo rằng bạn đã làm tốt nhất trong cả quá trình phỏng vấn.

  1. Tiếp tục theo dõi

   Sau buổi phỏng vấn, hãy gửi một lá thư hoặc Email cảm ơn trong vòng 24 giờ để cảm ơn tất cả những người trong quá trình phỏng vấn bạn chứ không chỉ người đứng đầu. Nếu bạn không thể liên hệ trực tiếp tới mọi người hãy nhờ người liên hệ chính của bạn để gửi lời cảm ơn đến mọi người.

  1. Nếu bạn được mời việc

   Nếu bạn được mời vào một vị trí, Xin chúc mừng! Lúc này bạn cần tổng hợp tất cả thông tin về vị trí của bạn. Đây cũng là lúc để biết chi tiết về thời điểm bạn bắt đầu, các điều khoản cũng như điều kiện lao động và hình thức đào tạo mà bạn sẽ tiếp nhận.

Cũng nên hiểu các mục tiêu liên quan đến vị trí của bạn và liệu rằng tổ chức có mong đợi thành tích bạn sẽ đạt được trong vòng từ 2 đến 3 tháng.

  1. Nếu như bạn không được mời việc

   Thật khó khăn để chấp nhận sự từ chối, đặc biệt nếu đó là vai trò mà bạn mong muốn hoặc bạn nghĩ rằng mình có thể dễ dàng đảm nhận. Hãy nhớ rằng đôi khi mọi thứ đơn giản chỉ là chúng không đi theo cách chúng ta mong muốn. Có nhiều yếu tố đằng sau việc quyết định xem ai là người sẽ nhận được lời mời việc. Nếu lần này không phải bạn thì cố gắng đừng nghĩ vấn đề này theo cách cá nhân.

  1. Nhận phản hồi

   Khi quá trình hoàn thành, hãy cố gắng nhận phản hồi từ người phỏng vấn về phần thể hiện của bạn, mức độ thuần thục kỹ năng bạn có so với yêu cầu công việc được đưa ra.

Nếu như bạn không nhận được công việc, hãy học bất cứ bài học nào giúp bạn gia tăng cơ hội thành công trong tương lai. Và nếu bạn đã thành công, bạn sẽ nắm được lĩnh vực nào bạn cần cải thiện khi bạn bắt đầu vai trò công việc của mình.

Những điểm cốt lõi

  Tất cả chúng ta luôn cần phải cải thiện khả năng phỏng vấn của bản thân. Sự chuẩn bị là điều cần thiết trước mỗi buổi phỏng vấn. Tìm hiểu công ty, chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi được dự đoán, lên kế hoạch cho cuộc hành trình và nhập vai vào phần thể hiện của bản thân. Nếu bạn đang phải tranh đấu với sự tự tin thì hãy đầu tư thời gian cho bản thân và học hỏi các phương pháp giúp giữ vững sự bình  tĩnh.

Trong suốt cuộc phỏng vấn, cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu, dành sự chú ý vào giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể cũng như đặt ra các câu hỏi. Chú ý lắng nghe để đảm bảo rằng bạn đang trả lời đúng câu hỏi được đưa ra.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy gửi lời cảm ơn đến đội ngũ những người đã tham gia vào quá trình phỏng vấn bạn dù là bạn có được đảm nhận công việc hay không. hãy hỏi sự phản hồi để rút ra được kinh nghiệm và để cải thiện các kỹ năng phỏng vấn trong tương lai.