Kỹ năng kiềm chế cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân cũng như đối với người khác như thế nào. Đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
1. Tự nhận thức bản thân
Để có được kỹ năng kiềm chế cảm xúc, bạn cần nhận thức rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi đó trong các trường hợp rắc rối, bạn sẽ nghĩ đến trách nhiệm của bạn thân và tập trung để xử lý chúng thay vì phàn nàn và đổ lỗi cho người khác.
2. Tập suy nghĩ lạc quan
Trong cuộc sống, ta sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra để thay đổi. Song, chỉ có một thứ mà ta có thể thay đổi, đó chính là thái độ sống.
Đối mặt với mọi việc bằng thái độ như thế nào là lựa chọn của chúng ta. Lạc quan, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc sai lầm. Chính vì thế thay vì phàn nàn và đổ lỗi cho người khác, hãy cùng nhau tìm phương án giải quyết, hạn chế hậu quả của vấn đề đang gặp phải.
4. Chú trọng kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kỹ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể.
Giao tiếp tốt cũng là một kỹ năng bán hàng, kỹ năng lãnh đạo hết sức quan trọng, giúp mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
5. Không giữ cảm xúc tiêu cực
Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn đẩy bạn vào những cảm xúc tiêu cực. Do đó, hãy để mọi thứ qua đi, hãy chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc đang chờ đón bạn ở phía trước.
6. Không nói hoặc viết khi giận dữ
Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ nói hay viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của mình.
Vì vậy tốt hơn hết là để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp. Đó chính là cách xử lý khôn ngoan mà một người có kỹ năng kiềm chế cảm xúc thường làm.
7. Thường xuyên giúp đỡ người khác
Giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn gây dựng nên những mối quan hệ hòa hợp. Hãy quên đi cái tôi và sự ích kỷ trong mình, để giúp đỡ bất cứ ai khi cần. Bằng cách này, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn, kỹ năng kiềm chế cảm xúc cũng sẽ nâng cao.
8. Học cách đối mặt với khó khăn
Trong cuộc sống, công việc nếu gặp phải khó khăn thay vì trốn tránh hãy tìm cách đối mặt và vượt qua chúng
9. Học cách nhìn nhận lại
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, hãy nhìn lại xem lý do là gì? Sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả như thế nào?. Đây chính là cách tốt để bạn học được kỹ năng kiềm chế cảm xúcbản thân.
10. Tinh thần cởi mở và ham học hỏi
Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới.
Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ chịu rất nhiều áp lực từ học tập, công việc hay các mối quan hệ. Vì thế, chúng ta rất cần kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân. Với bài viết trên đây, Kyna hy vọng bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng này và đạt được những thành công như mong muốn.
_Sưu Tầm_