Khi một lãnh đạo bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, có lẽ điều cuối cùng họ suy nghĩ chính là tạo dựng văn hóa bên trong doanh nghiệp mình. Nhưng văn hóa này có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào bộ máy điều hành và cách “chèo lái” của lãnh đạo.
Khái niệm kinh doanh, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch, tầm nhìn thường trở thành nền tảng cho công cuộc xây dựng doanh nghiệp nhưng để duy trì phát triển lâu dài điều này còn phụ thuộc nền văn hóa doanh nghiệp hay có thể xem nó là linh hồn doanh nghiệp.
Lonnie Sciambi (cố vấn, tác giả, nhà diễn thuyết) đã chia sẻ rằng: “Cách mà ba mẹ chúng ta nuôi dạy con cái chính là từ cách mà họ được thừa hưởng lại. Họ thường áp đặt và quản lý con cái theo những gì mà họ cho là đúng nhất. Tương tự như cách điều hành doanh nghiệp, mỗi nhân viên đều luôn chịu sức ép quản lý bởi cấp trên, và đa phần mọi tình huống đều diễn ra khá cứng nhắc và tiêu cực. Những nhà lãnh đạo cần nhìn nhận ra vấn đề ấy và khắc phục chúng càng nhanh càng tốt, bởi việc này đe dọa tính bền vững của doanh nghiệp.
Vào lúc tôi 27 tuổi, tôi đã làm cho tập đoàn lớn về công nghệ thông tin. Một ngày nọ, tôi bắt đầu nhận ra rằng mọi quyết định hay hành động quan trọng mà tôi thể hiện đều nhận khá nhiều sự quan tâm của nhân viên. Họ thảo luận cũng như cùng chia sẻ nó với nhiều người xung quanh và tôi nhận ra đây chính là nền tảng văn hóa. Bản chất của văn hoá doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ vài năm sau, khi tôi bắt đầu kinh doanh riêng, tôi thực sự hiểu rằng tôi đã có cơ hội để tạo ra một công ty không chỉ về lợi nhuận, mà còn là vì một thứ khác, một “tài sản vô hình” – đó là văn hóa doanh nghiệp.
Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố: giá trị, niềm tin, chuẩn mực, hành vi.
Và điều mà mọi doanh nhân phải đối mặt tại một thời điểm nào chính là việc phải tạo nên một nền văn hóa kinh doanh riêng cho tổ chức họ. Một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả sẽ tạo ra một môi trường có lợi cho sự phát triển nhân viên nói riêng và cả tổ chức nói chung. Nếu nhân viên làm việc trong môi trường vui vẻ, được tôn trọng, được tin cậy và cảm thấy tự hào khi là một phần của doanh nghiệp thì kết quả thu về hết sức mong đợi, nhưng không phải lãnh đạo nào cũng làm được như vậy.
Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói lại lần nữa văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Còn nếu nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.
Vì văn hóa doanh nghiệp nó phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra.
Xây dựng doanh nghiệp đều phải dựa trên nền tảng của sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, nơi mà giá trị bản thể luôn được khuyến khích. Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên mình với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào. Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý? Điều này tùy thuộc rất nhiều vào từng tổ chức riêng biệt.
Khi lãnh đạo muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm càng tốt. Ngày nay văn hóa trong một tổ chức đã dần tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ rất giá trị, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác luôn học tập và làm theo.
Theo Small Business