1. Luyện kỹ năng đọc nhanh
Đọc nhanh không nghĩa là đọc thoáng qua để rồi quên hết mọi thứ. Nó bao gồm rất nhiều kỹ năng như phân cụm, phân đoạn (đọc theo cụm nhiều từ chứ không đọc từng chữ một), giảm thiểu việc đọc thành tiếng trong đầu (sẽ làm cản trở tốc độ đọc của bạn), khả năng đọc lướt lấy thông tin cũng như khả năng sử dụng một công cụ (như bút) để dẫn ánh mắt qua các đoạn bạn đọc. Để có thể đọc nhanh và hiệu quả, bạn phải rèn luyện rất nhiều, nhưng kết quả cực kỳ đáng giá. Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng hỗ trợ luyện đọc nhanh như Spreeder (miễn phí) cho phép bạn tùy chọn tốc độ đọc muốn luyện tập.
2. Kiểm soát môi trường học
Bạn có bao giờ để ý rằng luôn có một số khoảng thời gian trong ngày bạn học rất vào nhưng cũng có những khoảng thời gian bạn ngồi mãi cũng chẳng ngấm được gì? Cơ thể mỗi người đều có nhịp sinh học riêng, do đó những khoảng thời gian đỉnh điểm năng suất cũng khác nhau. Hãy chú ý khung giờ bạn có thể làm việc hiệu quả nhất (có thể là sáng sớm hay nửa đêm) để sắp xếp thời gian học phù hợp. Nhiệt độ phòng học cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học. Nhiệt độ phòng lý tưởng được khuyên để học là ở mức 22-27 độ C.
3. Ghi chép
Hoạt động ghi chép giúp não bộ phân tích và tổng hợp lại những thứ chúng ta đang học. Việc ghi chép cũng giúp não bộ hồi tưởng lại các thông tin đã tiếp nhận, yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học bất cứ thứ gì. Viết tay thường chậm hơn gõ máy nhưng nó khiến chúng ta phải đưa ra đánh giá một cách nhanh chóng về các thông tin vừa được nghe. Khi gõ máy, chúng ta ít khi nghĩ về những điều này mà thường chỉ copy lại chúng một cách máy móc. Vì vậy, bạn hãy cố gắng viết tay những điều quan trọng ra giấy.
4. Kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau
Kết hợp đa dạng nhiều phương pháp học (như hình ảnh, đọc, viết và cảm xúc/vận động – hay còn gọi là mô hình VARK) nhau có thể thúc đẩy hứng thú của người học. Nếu bạn là người thiên về thị giác, hãy vẽ thật nhiều hình ảnh hay sơ đồ tư duy để kích thích bản thân. Nếu bạn học tốt nhất khi lắng nghe, hãy tìm các podcast (tương tự như blog, bản tin nhưng ở dạng audio), các bài phỏng vấn hay các audiobook. Nếu bạn thích học kiểu tiếp xúc, vận động trực tiếp thì hãy thực hành ngay những thứ bạn mới học. Càng tốt hơn nếu bạn hợp linh hoạt nhiều phương pháp với nhau. Ví dụ: nếu bạn đang học kỹ năng code qua một bài viết, hãy đọc to nó ra và tưởng tượng trong đầu sơ bộ cách bạn sẽ làm nó ra sao rồi áp dụng ngay vào xây dựng website của mình.
5. Tạo các hình ảnh liên tưởng trong đầu
Bạn có thể rút ngắn thời gian học bằng cách tạo ra những hình ảnh liên tưởng những thứ mới học đến những thứ bạn đã biết. Những kỹ thuật này bao gồm cả việc sử dụng từ viết tắt, từ đồng âm hay những sự vật liên quan có thể giúp có bạn nhớ được các thông tin đang học. Liên tưởng những gì đang cày với những thứ hài hước cũng là thủ thuật không tồi chút nào.
6. Nghe nhạc kích thích trạng thái alpha trong não
Con người có 4 loại sóng não là alpha, beta, theta và delta. Trạng thái alpha (thường dao động trong khoảng 8-13 Hz) chính là lúc sự tập trung của chúng ta dễ đạt đến đỉnh điểm nhất. Bạn có thể giúp não bộ đi vào trạng thái alpha bằng cách lắng nghe những bản nhạc có beat rơi vào khoảng 8-13 Hz (chẳng hạn như nhạc cổ điển của Bach, Vivaldi,…). Tránh xa nhạc có lời bởi chúng có thể khiến bạn mất tập trung.
7. Trải nghiệm thực tế
Không gì có thể thắng được việc bắt tay trực tiếp làm thứ gì đó. Bạn có thể đọc rất nhiều sách về đầu tư chứng khoán nhưng chỉ đến khi bạn chính thức mua những cổ phiếu đầu tiên bằng tiền của mình, bạn mới có thể hiểu rõ tất cả quá trình này đòi hỏi những gì. Nếu bạn đang học tiếng Anh thì hãy dành vài tháng sống với người Anh hay cố gắng chỉ dùng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
8. Dạy lại người khác những gì bạn học được
Khi dạy lại người khác những gì bạn đang học, não bạn có khả năng lưu giữ lại tới 90% những gì bạn vừa tiếp thu, đặc biệt là khi bạn truyền thụ lại cho người khác ngay sau khi tự học. Chia sẻ kiến thức với người khác không chỉ giúp họ học được những thứ mới mà chính xác là bạn cũng đang tự giúp mình ngấm mọi thứ nhanh hơn bởi hoạt động này khiến não phải hồi tưởng, hệ thống lại và tìm cách diễn đạt trôi chảy mọi thứ vừa được học.
(Nguồn: Sưu tầm)