“Điều quan trọng mà tôi sớm học được đó là bạn luôn phải đặt ra một mục tiêu cụ thể trong cuộc sống, cà ngắn hạn và dài hạn, cũng giống như bạn làm với công việc của mình vậy. Đặt ra những mục tiêu như thế giúp bạn có những kế hoạch rõ ràng để hoàn thành và thực hiện nó. Chúng tôi áp dụng điều này trong công việc, dù hiếm khi dùng chúng trong cuộc sống của mình.” – Denise Morrison (CEO của Campbell Soup)

Mục tiêu nghề nghiệp là tấm thẻ để bạn tìm thấy một công việc lâu dài. Phải có mục tiêu thì mới bắt tay vào thực hiện được. Vì vậy, bạn nên ngừng một chút để suy nghĩ xem cả quá trình tìm kiếm bạn mong muốn điều gì nhất?

Những mục tiêu này có thể là lâu dài trong 3 hay nhiều năm tới, hay là chỉ ngắn hạn trong vòng 1 đến 3 năm. Vậy làm cách nào để xác định đúng mục tiêu của mình?

          1. Xác định mục tiêu đã đưa ra.

Xem xét ở đây có nghiã là bạn cần nhìn về cả một quá trình. Nếu năm trước bạn có mục tiêu A, nhưng đến nay bạn mơ hồ theo đuổi mục tiêu B thì ắt hẳn mục tiêu của bạn không được rõ ràng và nó có thể thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào. Mục tiêu nên nhất quá, cho dù thay đổi thì cũng phải theo một quá trình, là mục tiêu cao hơn để mình tiếp tục theo đuổi.

          2. Đánh giá tiến độ công việc thường xuyên

Trong suốt quá trình thực hiện công việc, bạn đừng đánh giá tiến độ công việc trong từng giai đoạn, việc làm này sẽ giúp chúng ta thấy được mục tiêu đã thực hiện đến đâu, tiến triển hanh hay chậm. Như vậy sẽ giúp bạn định hình được mục tiêu, tìm ra những khó khăn và cách khắc phục để tiếp tục theo đuổi mục tiêu.

Việc đánh giá tiến độ công việc giúp bạn có cái nhìn chính xác  nhất về công việc mình đang làm, từ đó tìm ra những phương pháp hiệu quả và nhanh chóng hơn để hoàn thành công việc.

          3. Kiểm tra lại mọi việc đã làm

Khi xem lại các công việc mình đã làm bạn sẽ biết tình hình cụ thể của công việc đang dừng lại ở còn số nào, có những thời điểm con số tăng cao, thời điểm nào con số giảm. Từ đó đánh giá được quy luật để thấy được tiềm năng phát triển.

Ví dụ như bạn muốn tăng lượng khách hàng trong tháng tới bạn cần phải liệt kê tỉ mỉ những việc đã làm trong tháng này để có một bức tranh mô tả cụ thể, nhìn nhận các vấn đề là điểm mạnh hay điểm yếu như vậy việc phát triển và khắc phục sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

          4. Xác định đâu là mục tiêu hàng đầu.

Bạn có rất nhiều mục tiêu vậy bạn có biết đâu là mục tiêu hàng đầu? Hãy cố gắng tìm ra mục tiêu bạn cho là tiềm năng nhất là ưu tiên nó hàng đầu nhé. Việc xác định được mục tiêu hàng đầu sẽ giúp cho bạn tập trung cho việc giải quyết công việc được cho là quan trọng nhất, có thể mang lại lợi ích cao trong  công việc.

Ví dụ với việc kinh doanh, bạn có hàng tá công việc để đưa lên mục tiêu hàng đầu. Đó có thể là doanh thu  hàng tháng, khách hàng thân thiết,…. hãy  chọn ra mục tiêu phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh của bạn.

          5. Xác định chính xác chiến lược phát triển là gì?

Khi bạn đã xác định được đâu là mục tiêu hàng đầu thì việc bạn cần là xây dựng kế hoạch và chiến lược để thực hiện nó. Không thể nói suông hoặc thực hiện một cách hời hợt mà không có chiến lược cụ thể. Để có chiến lược tốt nhất cho mục tiêu hàng đầu cua mình, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ mọi việc đã làm để biết rõ tình hình công việc. Xác định lại những hoạt đông mang lại kết quả tốt trong suốt quá trình để xem tính khả thi đối với mục tiêu mới này hoặc có thể xây dựng chiến lược mới hoàn toàn nếu như không thấy phù hợp.

           6. Vạch rõ ràng các số liệu

Để theo đuổi thành công tốt hơn hết bạn nên đưa ra những han định cua rmwcs độ thành công. Những con số là hoàn toàn cần thiết trong kế hoạch. Khi đưa ra kế hoạch nào bạn nên đưa vào đó cụ thể sẽ đạt được  bao nhiêu phần trăm? Doan hthu mong muốn dựa trên tình hình thực tế như thế nào? Những con số chính là  động lực để bạn hoàn thành mục tiêu.

THẾ NÊN BẠN SẼ BẮT ĐẦU?

Nguồn sưu tầm