(Được thực hiện dưới sự tư vấn của Ông Nguyễn Huy Tám, nguyên Chủ tịch và Tổng Giám Đốc Shell Việt Nam)

Chiến lược Gắn kết đội ngũ không chỉ bao gồm những hoạt động riêng lẽ nhằm gắn kết các nhân viên trong công ty mà nó phải bao trùm, xuyên suốt tất cả các hoạt động chiến lược trong tổ chức.

  1. Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa Gắn kết đội ngũ trong tổ chức :

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển lâu dài của tổ chức. Theo dòng lịch sử phát triển của các tập đoàn lớn trên thế giới như Shell, BP, Castrol… tồn tại hàng trăm năm có những lúc thăng trầm, gặp khó khăn vô vàn nhưng cuối cùng, họ cùng với đội ngũ nhân viên gắn kết đều vượt qua và thành công ngoạn mục.

Nếu không có sự gắn kết giữa các thành viên, công ty chỉ là một tập hợp rời rạc giữa các nhân viên, giám đốc cấp trung và lãnh đạo cấp cao. Họ chỉ tụ tập lại với nhau vì lợi ích ngắn hạn và rời đi khi nhu cầu không được đáp ứng, công ty sẽ tan rã.

Do đó, sự gắn kết đội ngũ đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ các bộ phận trong tổ chức. Chỉ khi đó, nhân viên mới thực sự đồng cam cộng khổ và cống hiến hết mình cho tổ chức.

  1. Những biểu hiện hành vi khi nhân viên gắn kết với tổ chức :

Đối với Shell Việt Nam, các biểu hiện hành vi điển hình là:

  • Trên dưới đồng lòng, toàn tâm nhất trí, đóng góp cho sự phát triển của công ty
  • Không có tình trạng bè phái, tạo các nhóm lợi ích gây mất đoàn kết
  • Các chủ trương, chính sách, quy định của công ty được toàn bộ nhân viên tự giác chấp hành
  • Khi lập kế hoạch thì toàn thể nhân viên đóng góp tích cực, xem quyền lợi của công ty cũng là quyền lợi của riêng mình
  • Không phải sử dụng các biện phái kỷ luật
  • Không có tình trạng nhân viên nhảy việc (turnover)
  • Đối thoại thẳng thắn và dân chủ giữa nhân viên và lãnh đạo
  1. Những hoạt động Shell đã làm để tăng mức gắn kết của nhân viên :
  • Họp mặt hàng năm với nhân viên: Trình bày của lãnh đạo về những gì đạt được và chưa được, lắng nghe ý kiến của nhân viên. Điều này được thực hiện khá tốt ở các công ty 100% vốn nước ngoài do môi trường dân chủ hơn công ty việt nam, không mang tính tuyên truyền , và nhân viên có quyền chất vấn thẳng thắn
  • Ngày hội thể thao cho gia đình: Toàn bộ thành viên gia đình được tham gia
  • Hoạt động dã ngoại cho toàn công ty
  • Tổ chức các dịp lễ với nhau: Đây là dịp để các nhân viên chia sẻ thân mật và thấu hiểu nhau để làm việc tốt hơn
  • Happy hour: Cuộc gặp gỡ thân mật 1 tuần 1 lần vào chiều thứ 6 giữa các lãnh đạo của các phòng ban
  • Mid-autumn: Hội thao dành cho con của nhân viên
  1. Những yếu tố nào trong tổ chức làm giảm, ngăn cản gắn kết đội ngũ?
  • Sự tồn tại, hoạt động của công ty (philosophy) trái đạo lý
  • Phương thức hoạt động trái đạo lý, phi nhân đạo
  • Lãnh đạo không liêm chính, tham nhũng, trục lợi
  • Tồn tại các nhóm lợi ích, bè phái với lãnh đạo cấp cao
  • Thưởng phạt bất công, bất bình đẳng
  • Cấp trên không thực hiện cam kết
  • Hành xử thiếu minh bạch của cấp trên: tranh công đổ lỗi
  • Kế hoạch của công ty không rõ ràng, nhất quán dễ làm nhân viên chán nản
  • Thiếu minh bạch trong đề bạt, khen thưởng cán bộ
  1. Trong chiến lược phát triển đội ngũ gắn kết, vai trò lãnh đạo cấp cao và cấp trung khác nhau như thế nào?

Khác nhau về phạm vi, mức độ và quyền hạn.

Vai trò của nhà lãnh đạo cấp trung:

Tổ chức thực hiện các kế hoạch mà ban lãnh đạo đã phê duyệt cho các bộ phận liên quan. Do nhà quản lý cấp trung gần gũi với nhân viên hơn nên họ sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng truyền tải các thông điệp từ ban lãnh đạo tới nhân viên cũng như tâm tư nguyện vọng của nhân viên tới các nhà lãnh đạo cấp cao.

Một số vấn đề cần lưu ý:

  • Mâu thuẫn giữa các nhà quản lý cùng cấp.
  • Sự không tương đồng trong vai trò giám đốc bộ phận nhưng không phải là thủ lĩnh. Chỉ khi nào nhà quản lý cấp trung đồng thời thỏa mãn cả 2 vai trò này thì họ mới thực sự trở nên 1 phần không thể tách rời của toàn tổ chức.
  • Lập kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ gắn kết nhưng phải hợp lý và mang tính thực tiễn
  • Trong quá trình triển khai, cần thường xuyên tổng kết báo cáo đánh giá kết quả.

 Vai trò của nhà lãnh đạo cấp cao:

  • Là nhân tố quyết định thành bại của công ty. Nhà lãnh đạo cấp cao cần có đầy đủ những yếu tố ở trên của người quản lý cấp trung nhưng ở mức độ cao hơn.
  • Khả năng biến kế hoạch thành hành động cụ thể để đạt được kết quả mong đợi.
  • Chủ trì việc xây dựng kế hoạch Gắn kết đội ngũ nghiêm túc nhưng không căng thẳng.

 Kết luận:

  • Một công ty muốn phát triển lâu dài thì việc gắn kết đội ngũ phải là 1 trong những giá trị cốt lõi.
  • Lãnh đạo cấp cao phải là người chân chính, có đức có tâm.
  • Gắn kết đội ngũ là văn hóa xuyên suốt mọi hoạt động của công ty, không phải là một quá trình tách biệt theo từng thời điểm.

 Theo Trường Doanh Nhân Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie Vietnam