Văn hóa doanh nghiệp ngày nay trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thu hút nhân tài và tạo đà cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Bên tiền lương, phúc lợi và các chế độ đãi ngộ khác, các “ông lớn” trên thế giới đã dùng văn hóa để thành công.

1- Zappos: Nhân viên là một phần của doanh nghiệp

Không chỉ là một tên tuổi nổi danh trong lĩnh vực kinh doanh giày online, Zappos còn được biết đến nhờ văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Các nhân viên thuộc lòng 10 giá trị cốt lõi của công ty, hòa nhập được với công ty là tiêu chí tuyển dụng số 1. Thậm chí sau tuần đào tạo đầu tiên, nhân viên mới sẽ được phỏng vấn về chuyện họ có thấy phù hợp với công việc hay không. Nếu hợp thì tiếp tục gắn bó còn nếu không họ vẫn được nhận 2000 USD cho việc ra đi.
Cảm thấy mình là một phần của doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên hạnh phúc, từ đó làm hài lòng khách hàng và xây dựng thương hiệu cho công ty, đây là một trong những nguyên tắc làm nên thành công của “tỷ phú bán giày”.

2- Warby Parker: Hoạt động tập thể để “ăn ý hơn” với nhau

Ra mắt với tư cách là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh kính mắt trực tuyến từ năm 2010, Warby Parker luôn đề cao các hoạt động tập thể. Công ty này còn có một nhóm nhân viên chuyên nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tập thể dành cho toàn bộ nhân viên tham gia nhằm giúp làm việc ăn ý hơn với nhau. Những hoạt động này khá phong phú, từ sự kiện văn hóa cho đến việc dọn dẹp khu nghỉ, hoặc ăn trưa ngẫu nhiên của một người phòng này với phòng khác.

3- Sothwest Airlines: Tùy ý làm tất cả khiến khách hàng hài lòng

Bí quyết thành công của hãng hàng không trên 45 năm tuổi Sothwest Airlines đó là việc cho phép nhân viên tùy ý làm tất cả những gì có thể để khiến khách hàng hài lòng. Trong khi các ngành hàng không thường bị khách hàng phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi tệ thì Sothwest Airlines luôn được yêu mến vì thái độ ân cần, niềm nở của nhân viên cũng chính nhờ văn hóa đặc biệt đến từ tầm nhìn và mục tiêu của công ty suốt hơn 45 năm hoạt động.

4- Twitter: Môi trường văn hóa thân thiện, tập thể để phát huy hết khả năng sáng tạo

Nhân viên của Twitter luôn hài lòng về văn hóa công ty của mình – nơi họ được khuyến khích phát triển hết khả năng trong môi trường mà sự thân thiện và tinh thần tập thể luôn được đề cao. Ở nơi đây có một nguyên tắc bất thành văn nhưng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh đó là không ai rời đi khi công việc chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, các chế độ giải trí và giúp điều hòa sức khỏe như ăn trưa, tham gia Yoga miễn phí, kỳ nghỉ không giới hạn… đã tạo đà giữ chân các tài năng và giúp họ sáng tạo tốt nhất.

5- Chevron: Trân trọng nhân viên

Chevron khác với các công ty dầu khi hay vướng phải những ý kiến tiêu cực bởi văn hóa đề cao tính an toàn cho nhân viên. Chevron hỗ trợ nhân viên tận tình với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và rèn luyện cơ thể, nhân viên được nghỉ ngơi tài năng … Nhân viên của Chevron luôn ca ngợi văn hóa của doanh nghiệp mình bởi họ thấy được sự trân trọng và nguyện cống hiến hết mình vì sự nghiệp của công ty.

6- Square Space: Văn hóa phẳng, mở và sáng tạo

Thường xuyên lọt vào top nơi làm việc lý tưởng nhất New York, Square Space là niềm ao ước của bất kỳ ai, đặc biệt là các sinh viên mới tốt nghiệp với “Văn hóa phẳng” nghĩa là không có hoặc rất ít sự quản lý giữa nhân viên và lãnh đạo. Bên cạnh đó, Square Space còn mang đến cho nhân viên những phúc lợi “không ngờ” như bảo hiểm sức khỏe 100%, nghỉ phép linh hoạt, không gian làm việc hấp dẫn, đồ ăn phục vụ tận nơi, bếp luôn chất đầy thực phẩm, liên hoan hàng tháng, không gian thư giãn… 
Không gian mở tạo điều kiện để nhân viên sáng tạo nhất có thể cộng với chế độ đãi ngộ tốt như vậy, có ai lại không mong muốn được gắn bó lâu dài với Square Space.

7- Google: Văn hóa doanh nghiệp hình mẫu

Không phải ngẫu nhiên Google trở thành công ty hàng đầu thế giới về giá trị thương hiệu cũng như giá trị tài sản. Đó là nhờ văn hóa doanh nghiệp ngay từ ngày đầu đã trở thành thỏi nam châm thu hút nhân tài, trở thành nơi làm việc mà cả thế giới muốn được gia nhập.
Những view khu vực làm việc trong mơ với đồ ăn miễn phí, các buổi liên hoan dã ngoại, thưởng tiển, phòng tập gym, buổi gặp tự do với lãnh đạo… thậm chí cho phép mang chó tới nơi làm việc… đã được cả thế giới ca ngợi. Những cái tên được tuyển dụng tới với “ông trùm” này đều là những nhân tài được tuyển chọn gắt gao, được làm việc tại Google cũng trở thành dấu mốc son trong hồ sơ cuộc đời của họ.

8- REI: Một nơi mà sự tuyệt vời không chỉ nằm ở những sản phẩm

SEATTLE, WA – OCTOBER 27: Employees of Specialty Outdoor Retailer REI pose outside of the flagship store following the announcement of Black Friday closure at 143 stores nationwide as part of #OptOutside initiative on October 27, 2015 in Seattle, Washington. (Photo by Suzi Pratt/Getty Images for REI)

Với những người yêu thích hoạt động ngoài trời, REI đã trở thành một cái tên quen thuộc. Nhân viên của REI luôn đồng tình rằng đây là một nơi mà sự tuyệt vời không chỉ nằm ở những sản phẩm.
REI quan niệm nhân viên đã cống hiến cuộc sống của mình vì mục tiêu của công ty. Vì vậy, thành công của họ chính là của đội ngũ này. Nhân viên REI có thể nộp ý tưởng về hoạt động ngoài trời và nhận giải thưởng là sản phẩm của công ty. Ngoài ra, họ còn có những buổi trưng cầu dân ý để lãnh đạo hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong công ty.

9- Facebook: Cạnh tranh trong môi trường văn hóa phẳng

Cũng như Google, Facebook là một công ty toàn cầu nổi tiếng với văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, ông lớn này cũng không tránh khỏi những khó khăn như môi trường làm việc căng thẳng, nhiều áp lực. Bên cạnh đó, cơ cấu tự do trước đây cũng không còn phù hợp khi công ty trở nên lớn mạnh.
Để giải quyết những thách thức này, Facebook đã tạo ra những phòng hội nghị, những tòa nhà riêng, không gian ngoài trời để nhân viên nghỉ ngơi. Ngay cả cấp lãnh đạo như Mark Zuckerberg cũng làm việc ngay cạnh những nhân viên bình thường. Đây chính là sự nỗ lực của công ty để tạo dựng văn hóa “phẳng”, sử dụng những tòa nhà và không gian nhằm tạo cảm giác về sự cạnh tranh công bằng.

10- Adobe: Văn hóa tự do sáng tạo

Adobe là một công ty luôn đưa cho nhân viên những dự án khó nhằn, nhưng lại tin tưởng và hỗ trợ hết mình để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tên tuổi của Adobe gắn liền với sự sáng tạo Vì vậy, chỉ khi loại bỏ việc săm soi quá kỹ, nhân viên mới được tự do sáng tạo. Chẳng hạn, Adobe không áp dụng các loại bảng đánh giá với nhân viên, cho rằng việc này sẽ kìm hãm sự sáng tạo và ảnh hưởng tới sự phối hợp khi hoạt động nhóm. Giám đốc chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, để nhân viên tự đặt mục tiêu và quyết định hình thức đánh giá.

Theo Entrepreneur